Skip to main content

Chuyện Tôi Thời Trẻ (P. 4) - Chuyện Tôi Ngồi Học

Dạo này tự nhiên tôi nhớ về thời học cấp Hai.

Hồi đó ba tôi chú trọng việc học tập của tôi lắm, đầu tư cho nguyên cái bàn học hoành tráng. Cái bàn có bao nhiêu ngăn kệ, thừa chỗ cho tôi đựng đủ mọi thứ. Đó là một nơi lý tưởng để người ta sáng tác thơ văn hay này sinh những ý tưởng vĩ đại. Hoặc là để học. Tôi chậm lớn trong tư tưởng và nhân cách nên hồi ấy đâu có dùng nơi này để làm được điều chi vĩ đại. Và cũng chẳng học hành là mấy.

Cảm hứng học hành đến với tôi năm lớp 12, có nghĩa là cả thời cấp Hai tôi học đại khái cho có. (Vậy mà không hiểu sao vẫn đều đặn lên lớp một cách đáng sợ.) Bài tập về nhà tôi thường không làm, bài cũ tuần trước cần ôn lại tôi không bao giờ ôn; nói chung là tôi đã trải qua rất nhiều buổi tối không học chút xíu nào cả. Khổ một nỗi là, ba tôi chú trọng việc học tập của tôi lắm.

Vào buổi tối, cứ mỗi lần tôi không ngồi học mà đi chơi hay làm cái gì đó khác thì ba tôi sẽ hỏi “học xong chưa?”, và nếu tôi trả lời là “dạ rồi” thì ông sẽ kiểm tra xem có những bài gì và tôi đã học hết thiệt chưa. Vấn đề là nếu trong một buổi tối tôi chịu ngồi học chăm chỉ 100% thì vẫn sẽ không thể vượt qua được sự khảo sát rất gắt gao của ba tôi, thành ra cái sự “học xong hết rồi” nó viển vông như một con heo màu hồng bay qua bầu trời xanh thẳm.


Vậy nên những ngày tháng cấp Hai là những ngày tháng tôi ngồi ở bàn học và làm những chuyện nhảm nhí. Tôi ngồi đó vẽ vời, nghĩ ngợi, và mơ tưởng. Trò chơi ưa thích nhất của tôi lúc đó là cầm một tay một cây bút và cho hai bàn tay… đánh nhau như hai chiến binh giác đấu. Ngón giữa là cái đầu, hai ngón trỏ và áp út là hai cánh tay cầm vũ khí (cây bút) với sự hỗ trợ của ngón cái. Chiến binh tay phải giỏi võ hơn và hung hăng hơn nên thường đánh thắng. Chiến binh tay trái thì hiền lành tốt bụng hay giúp bà lão băng qua đường. Đồng hồ chỉ 10 giờ tối thì hai bạn không đánh nhau nữa và tôi thì đánh răng đi ngủ.

Cái bàn học ấy giờ vẫn còn nằm ở nhà ba mẹ tôi ở Việt Nam, trơ trọi không ai dùng. Hai cái ngăn bàn vẫn chứa đựng bao kỉ niệm của cuộc đời tôi hồi mới lớn.

Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

How to Become a Teller For Bank of America

I currently am working for Bank of America (BofA) as a teller, and it’s been 2 months now. A little bit about what I am, I am an international student whose first language is not English. When I graduated from college, I didn’t do any internship and had no remotely related experience to banking industry. I was full of disadvantages. BofA’s website clearly stated that they wouldn’t typically hire and sponsor F1-visa students, and, on top of everything, the economy was painfully lagging. One cannot help but wonder why in the world they would hire someone like me while millions of Americans were being unemployed. That’s why I really think that I should share my story, and that my story might be somewhat beneficial for some of you who are now reading it. The first and foremost reason was because I was interested in BofA deeply. When I was in my junior year, I was reading my Marketing textbook. The featured story of chapter 8 was about Bank of America, the history of the compa...

The Ineffectiveness of English

I have interacted with English since kindergarten, and for the last four years I have been living in the US, using solely English for daily communications. Despite my effort of continual self-improving, I can’t quite understand the language. There have been explanations, of course, such as how it’s not my first language, how cultures and traditions get in place… Only recently, it strikes me with a more understandable reason: English is an ineffective language. There are so many disadvantages of English. First of all is the way one person talks to another. You can only use “I” and “you” no matter if the person you’re talking to is an earthworm or a high king. The same with “he”, “she”, “it”, and “they”. All the languages that I have ever associated with, which are French, Japanese, Korean, Vietnamese, and Cantonese, they have different words to address different people. I believe this should be the way to talk, since each person requires to be treated with respect, order, and ...