Skip to main content

Niềm tự hào Việt ?!


Từ khi mới sinh ra, không biết bao nhiêu lần người ta rót vào tai nhau:
“Chúng ta thật tự hào là người Việt
Nam!”“Yeah, chúng ta là người Việt Nam, yeah!”“Yeah! Tự hào! Yeah!”…
Thế là bản thân cũng phải có lúc tự hỏi mình: tại sao lại tự hào vậy?

Tôi không tự hào mình là “con rồng” hay “cháu tiên” rồi. Tôi hẳn nhiên là con người.

Vậy thì vì cái gì nhỉ? Vì sự thông minh ư? Điều này nghe rất có lý. Bao nhiêu người Việt
Nam xa xưa nghĩ ra rất nhiều kế rất hay. Những “Trạng Lường” Lương Thế Vinh, những Trần Hưng Đạo hay Cao Thắng, Trần Đại Nghĩa thì quả thật không thể không nể trọng. Và ngày nay, bao nhiêu du học sinh Việt Nam du học đã đạt thành tích cao, đứng đầu lớp và đầu khối. (Về điều này thì tôi không hề nói tốt gì về mình. Tôi luôn thua kém xa các bạn Việt Nam xung quanh về thành tích.) Vậy là người Việt Nam thông minh sao? Đúng.
Nhưng đó có phải là điều để chúng ta tự hào không? Tôi luôn tin rằng sự thông minh phải đi kèm với sự khôn ngoan thì mới đáng tự hào được. Sự thông minh hiện nay của chúng ta, lại chính là đầu mối của sự lắt léo, lách luật, đâm ra bao nạn tiêu cực như tham nhũng, hay ngay cả vi phạm bản quyền. Điều này khá là trầm trọng ảnh hưởng tới tư cách người Việt
Nam. Khi đến 1 nơi nào đó, nếu có ai hỏi tôi về tác phẩm văn học đôc đáo nhất của Việt Nam, có khi tôi lại buột miệng mà nói là “Truyện Kiều”, để rồi ngơ người nhớ lại là câu truyện thơ cải biên từ 1 tác phẩm Trung Quốc. Chúng ta có thừa sự thông minh, nhưng đó chưa phải là yếu tố cho chúng ta tự hào là người Việt Nam.
Vậy là thứ gì chứ? Việt
Nam chúng ta hay nhìn vào lịch sử mà tự hào. Tôi nhìn vào lịch sử và thấy toàn bộ là những cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Tự hào không? Nhiều người sẽ nói “có!” ngay. Nhưng là tự hào về gì chứ? Về khả năng “phòng thủ tuyệt đối” chắc? cái này thôi thì cũng gọi là có tự hào, nhưng quá ít, hơi quá nhảm cho cả 1 dân tộc để ngóng vào. Người Việt không thể đi ra đường, ưỡn ngực trước thiên hạ vì “tôi không sợ ai úynh hết!” rồi. Như thế thì chẳng khác nào tụi đầu đường xó chợ. Chúng ta không như thế!
Lòng yêu nước vậy? Chính vì có lòng yêu nước thì chúng ta mới có thể đẩy lùi bao giặc ngoại xâm như thế, không phải sao? Không sai, nhưng chưa phải là đúng. Hiện đất nước đang hòa bình- không bị ai tấn công- thì cái tôi thấy là bao điều tiêu cực trong xã hội. Lớp thanh niên thì chắng có bao người thật sự đang cố gắng. Phần lớn sẽ đang làm “những chuyện khác”. Ví dụ điển hình là nhiều các công ty game lớn thế giới đã và đang luôn tiến về thị trường Việt
Nam, nơi mà tỉ lệ phần trăm người chơi game (cả on/offline) khó có nước nào chọi nổi. Lướt trên đường sẽ thấy người người chơi game, nhà nhà chơi game, cần mẫn đêm ngày cho công cuộc giải cứu thế giới…khác. (Nói cái này thì cũng là có tôi trong đó, khi khối lượng thời gian cho game của tôi cũng không ít). Tình trạng này tạo nên 1 đất nước mà người lớn làm điều không phải, và lớp kế tiếp thì đơn thuần không quan tâm. Và thế là tôi nhìn thấy lòng yêu nước của chúng ta chỉ trồi lên khi có ai tấn công, và chìm luôn khi không còn ai úynh. Lòng yêu nước như thế, tuy có nhưng chưa đủ.
Tôi cứ tiếp tục đi tìm niềm tự hào của dân tôc, thậm chí tôi ngó tới cả lĩnh vực thời trang hay …âm nhạc, nhưng đều thấy “không phải, đều “chưa đủ”.

Rồi tình cờ tôi biết đến 1 người đàn anh Việt
Nam, Bùi Tường Phong. Sẽ không có ai trong các bạn, người đang đọc những dòng tôi viết, biết đến ông. Trong cuộc dời ngắn ngủi của ông (1942-1975), ông đã đi vào lịch sử nhân loại, khi ông là người góp phần rất lớn trong quá trình phát triển đồ họa máy tính, nhất là 3D! Với Phong shading, chất lượng và độ phân giải của ảnh phản chiếu (specular reflections) cải thiện đáng kể so với các phương pháp khác như Gouraud shading, flat shading. Một người Việt Nam như chúng ta, thầm lặng lao động, để rồi thành quả đạt được của ông, giúp ích cho cả thế giới. Đáng buồn thay, người ông được tôn vinh như vị anh hùng, được nhắc đến trong sách vở đại học, và người nhớ đến ông lại là những người ở đâu khác. Với chúng ta, 3D chỉ là “Thiên Long bát bộ” hay “Cửu long tranh bá”…
Tôi biết đến ông, và bất chợt nhận ra niềm tự hào dân tộc. Cũng hiểu ra rằng những điều thiêng liêng như thế đâu thể nói bằng lời. Tâm hồn khi chạm đúng tầng suất sẽ rung lên để cảm nhận.

Niền tự hào dân tộc, dù nghe hoa hòe thế, lại không phải để chưng, mà phải để phục vụ cho dân tộc! Bác Hồ đã nói rằng: “Nước Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu.” Bác nói đúng quá! Và ai cũng thấy vậy. Nhưng tiếc là ít ai chịu nghe vậy hết! Lời của Bác nói cách đây cả mấy chục năm, nói với thế hệ nào đó trước thế hệ tôi rất xa. Nhưng rồi cái duy nhất truyền nhau không phải hành động mà chỉ là lời của Bác. Một thế hệ dõng dạc tuyên bố “…là nhờ công học tập của các em!” rồi hết, xong luôn bổn phận. Thế hệ tiếp nhận lời nói đó lại “truyền” cho đàn em “là nhờ công…của các em!” .Cứ “của các em” mãi mà chẳng thấy “của tôi” đâu cả. Đùn đẩy nhau thì chẳng ai sẽ cố gắng.

Đã là lúc mọi thứ phải thay đổi. Vận mệnh đất nước là bổn phận của chính chúng ta!

- Do you proud that you are Vietnamese?

- I do! We have Vietnamese powers, and we are fighting for the pride of the country. 

Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

How to Become a Teller For Bank of America

I currently am working for Bank of America (BofA) as a teller, and it’s been 2 months now. A little bit about what I am, I am an international student whose first language is not English. When I graduated from college, I didn’t do any internship and had no remotely related experience to banking industry. I was full of disadvantages. BofA’s website clearly stated that they wouldn’t typically hire and sponsor F1-visa students, and, on top of everything, the economy was painfully lagging. One cannot help but wonder why in the world they would hire someone like me while millions of Americans were being unemployed. That’s why I really think that I should share my story, and that my story might be somewhat beneficial for some of you who are now reading it. The first and foremost reason was because I was interested in BofA deeply. When I was in my junior year, I was reading my Marketing textbook. The featured story of chapter 8 was about Bank of America, the history of the compa

The Ineffectiveness of English

I have interacted with English since kindergarten, and for the last four years I have been living in the US, using solely English for daily communications. Despite my effort of continual self-improving, I can’t quite understand the language. There have been explanations, of course, such as how it’s not my first language, how cultures and traditions get in place… Only recently, it strikes me with a more understandable reason: English is an ineffective language. There are so many disadvantages of English. First of all is the way one person talks to another. You can only use “I” and “you” no matter if the person you’re talking to is an earthworm or a high king. The same with “he”, “she”, “it”, and “they”. All the languages that I have ever associated with, which are French, Japanese, Korean, Vietnamese, and Cantonese, they have different words to address different people. I believe this should be the way to talk, since each person requires to be treated with respect, order, and