Skip to main content

Bà ngoại tôi


Mỗi khi Tết đến là tôi lại nhớ đến bà ngoại. Bà nói sinh nhật bà vào mùng Một Tết, nên tôi cũng biết đến thế. Mỗi năm trôi qua, tôi lại càng cảm thấy thương bà. Năm nay ông ngoại không còn, tôi càng thương bà gấp bội.

Bà ngoại tôi cả đời lận đận chẳng khi nào sung sướng. Ngày bé, bà là con út nhà địa chủ, bố mẹ bà giàu có đến nỗi người làm có lẻn lấy heo ra mổ ăn với nhau cũng chẳng hay. Là cô con út trong nhà, bà lại hay lo toan, thu vén nhiều thứ về mình, vẫn thêu thùa, làm lụng vì bà lanh lợi và biết nghĩ quá. Sau này bà chỉ khoe là hồi đó bà biết may cả cái gấu áo. Thằng bé tôi năm tuổi ngẩng mặt lắng nghe dù chả biết “gấu áo” là cái gì.

Cách mạng về khi bà mười mấy tuổi. Tài sản gia đình bị tịch thu hết không còn gì, và mất mát thường chỉ làm cuộc sống người ta khổ thêm. “Văn hóa trình độ lớp hai”, như bà vẫn nói, nên cũng chẳng thể làm gì. Bà lấy ông, là anh học sinh nhà nghèo, có lẽ vì ông đẹp trai, có khi vì ông là một trong hai người đỗ tú tài duy nhất của huyện. Thôi thì cuộc sống dù lận đận thế nào, thì hôn nhân vẫn làm người ta được phần nào an ủi.

Chiến tranh khốc liệt, nhiều người phải bỏ mạng nơi sa trường. Nhưng khổ nhất vẫn là người dân, thiếu thốn đủ bề mà lâu lâu lại phải sơ tán. Ông làm giáo viên đại học, cứ phải đi làm xa. Bà là y sĩ một mình chăm lo cho sáu đứa con nheo nhóc. Hàng đêm, khi mẹ tôi và các bác đã ngủ cả, bà lại ngồi tựa cửa đan len để kiếm thêm tiền – có khi là để chờ ông về. “Tựa cửa đan len”, mỗi lần nhắc đến bà lại khóc thật nhiều.

Nhiều khi môi trường sống làm người ta có những lối nghĩ thật cứng nhắc và hạn hẹp. Những việc lặt vặt hằng ngày không được bỏ qua, và những khó khăn không được chia sẻ. Ông ngoại không ưa gì bà, con cái cũng chả mấy ai thương yêu, bà tự bao giờ trở thành người phụ nữ thật bất hạnh. Bất hạnh vì bản thân, cuộc sống, và vì gia đình.

Có lẽ tôi là một đứa cháu đặc biệt. Tuổi thơ tôi trôi qua bên cạnh bà vì hai nhà ở sát gần nhau. Ba mẹ tôi cả ngày đi làm, những lúc ở nhà, tôi được bà chăm rất nhiều. Thỉnh thoảng tôi vẫn lẽo đẽo theo bà đi chợ, đi thăm bạn bè bà. Bà thường mua cho tôi một gói snack mỗi lần đi chợ về. “Xà nách cà ri gà” là thứ tôi thích nhất, đến giờ vẫn còn nhớ rõ. Tôi cũng nhớ bà luôn bận rộn thế nào. Nhiều khi chỉ là nấu cơm, rửa bát, và dọn dẹp mà bà cặm cụi cả ngày dài. Có lẽ vì bà không biết vận trù công việc, có khi vì bà kĩ tính đến nỗi có làm thế nào cũng chưa vừa lòng nên làm mãi.

Những lúc không làm gì bà hay kể lại chuyện ngày xưa cho tôi nghe. Có lẽ tôi là đứa cháu duy nhất được bà chia sẻ nhiều đến thế. Bà kể anh chị của bà ngày xưa thế nào, tốt xấu ra sao. Chị của bà lấy chồng Mỹ giờ đang ở xa, và bà nhớ thế nào. Con cháu bà ai thương ai ghét bà ra sao, và mẹ tôi và tôi ngoan như thế nào. Có lần bà kể là ông đối xử với bà tệ bạc, tôi – chừng sáu tuổi – đã… viết thư gửi ông ngoại để trách ông. Bức thư đó chỉ có một dòng chưa từng hoàn tất, ba tôi đã nhìn thấy và mắng cho “viết vớ viết vẩn!” Nhưng giờ nghĩ lại, đó chẳng phải là do tôi thương bà sao? Bà lại thường hay hỏi đùa: “Sau này lớn lên cháu có nuôi bà không?” Và tôi sẽ nói thật dõng dạc: “Dạ có! Cháu cho bà ở tầng bảy!” (Vì hồi đó tôi thường nói lớn lên tôi sẽ xây nhà cao bảy tầng).

Bà thích xem cải lương, và thằng cháu bà biết rõ điều đó. Khi nào thấy ti vi có cải lương là tôi chạy thật nhanh qua nhà bà và mừng rỡ nói thật to: “Sân hấu bà ơi! Sân hấu bà ơi!” Rồi ngày nọ, chị của bà gửi thư từ Mỹ về, chả biết thư nói gì, chỉ nhớ tôi nhảy tưng tưng và la hét om sòm vì mừng rỡ. Chẳng phải tôi đã là một người bạn thân của bà sao?

Tôi lớn dần lên, và ba mẹ tôi chuyển đi nơi khác. Thỉnh thoảng tôi về thăm, bà mừng lắm, lôi hết đủ thứ bánh kẹo ra cho. Bà còn làm thơ, làm nhiều lắm. Thơ của bà không vần không cấu trúc, thỉnh thoảng lại chêm một câu tục ngữ hay thơ Bác Hồ vào. Thơ bà kễ về cuộc đời bà khó khăn vất vả, về sự ngược đãi của chồng con. Vì thế nên chẳng ai thích thơ của bà cả. Nhưng mọi người có biết đâu, thơ thường là nỗi niềm của tác giả, những điều mà chả thể nói được với ai.

Ông ngoại tôi những năm cuối đời luôn ốm nặng, bà lại khổ thêm hơn nhiều. Mọi người đổ xô vào lo lắng cho ông, và thường trách móc bà nhiều hơn. Có thể nhiều khi cách bà cho ông ăn không đúng, hoặc có khi bà cắt móng chân cho ông hơi sâu quá làm ông chảy máu, nhưng chẳng phải chính bà - chứ không ai khác - là vợ của ông sao? Rồi ông mất, chẳng đột ngột cũng chẳng nặng nề. Mọi người lại tiếp tục trách bà sao cứ ngẩn ngơ trong tang lễ của ông, sao cứ lo chia chác tài sản của ông. Mọi người khóc than cho người đã khuất, vẫn chưa chịu thương cho người đang còn sống.

Ở đời nhiều khi hơn nhau không phải là đã làm được gì, mà là đã làm gì với những điều mình có.

Giờ thỉnh thoảng bà có thằng cháu “Minh Anh phiên bản 2” đến thăm. Bà muốn ôm hôn thì nó không cho, hỏi nó có yêu bà không thì nó miễn cưỡng “Dạ có” rồi nói thầm, “Hỏi gì hỏi hoài…”


Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

Fei's Mooncakes

Fei is a Chinese guy at work who is socially awkward. He does not hang out with others, nor does he talk to anyone beyond “Good morning” and “How are you.” It’s not that Fei doesn’t want to: he’s unable to. But he would bring food to us as gifts – Chinese cakes, Chinese candies, Chinese snacks – for Lunar New Years and other Chinese festivals. That’s what people do in Asia as a way to maintain relationships. A social obligation. The Mid-Autumn Festival is near. No one at work besides me, another Asian, knows about this festival. Fei brings mooncakes, a type of round-shaped pastries, to work and gives each of us a box. The packaging looks gorgeous: a red square box with gold patterns depicting a lady dancing next to the moon. Inside is eight round pastries, about two inches in diameter. “Thank you very much!”, I say, as Fei hands me a box. Every day since, Fei comes over to my office and asks if I have tried the mooncakes. I have not, but I will soon, I tell him, feeling slightly guilty

The Ineffectiveness of English

I have interacted with English since kindergarten, and for the last four years I have been living in the US, using solely English for daily communications. Despite my effort of continual self-improving, I can’t quite understand the language. There have been explanations, of course, such as how it’s not my first language, how cultures and traditions get in place… Only recently, it strikes me with a more understandable reason: English is an ineffective language. There are so many disadvantages of English. First of all is the way one person talks to another. You can only use “I” and “you” no matter if the person you’re talking to is an earthworm or a high king. The same with “he”, “she”, “it”, and “they”. All the languages that I have ever associated with, which are French, Japanese, Korean, Vietnamese, and Cantonese, they have different words to address different people. I believe this should be the way to talk, since each person requires to be treated with respect, order, and