Trên báo chí, truyền hình này nọ luôn có những tấm gương “vượt khó”, “vươn lên từ những cảnh đời” các thể loại. Tất cả những câu chuyện đời họ đều là “Cha mẹ chia rẽ”, “mồ côi từ bé”, “nhà đông anh em” … Đồng ý là khi xuất than từ gia đình nghèo thì sẽ có nhiều khó khăn, đồng ý là nếu hoàn cảnh éo le túng quẫn thì cần nhiều cố gắng, nhưng đâu phải chỉ những người như họ thì mới đáng được cho là đang “vượt khó”?
Sẽ là một sự nhầm lẫn lớn lao nếu cho rằng đi du học là sung sướng. Không phải nếu nhà không thiếu tiền, hay không có hoàn cảnh gì đặc biệt, thì con đường từ giường tới nhà vệ sinh sẽ trải đầy nhung lụa. Gia đình càng có điều kiện vật chất và tinh thần, thì cơ hội giao tiếp với kiến thức và tư tưởng càng cao và đa dạng hơn, dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự cao hơn về mức độ kỳ vọng. Nói một cách đơn giản hơn, những đứa trẻ sinh ra từ gia đình có điều kiện khi lớn lên sẽ phải đặt mục tiêu cao hơn những đứa trẻ mà gia đình gặp nhiều thiếu thốn.
Cho nên khi đã đi du học thì mỗi du học sinh đã phải gánh vác một trách nhiệm to lớn. Tôi có một cậu bạn sống ở
Du học là phải qua một đất nước khác, sống giữa những con người khác, văn hóa khác. Cái sự nghiệp du học ấy, so với ở nhà thì không phải là “khác nhiều”, mà là “hoàn toàn khác”. Tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của bản thân khi đi tới Mỹ hoặc khi về thăm Việt
Du học sinh, những người con của sự đầy đủ và lòng yêu thương, khi không phải đi đến một thế giới khác, lạc thõm vào giữa biển người không quen biết, không cùng ngôn ngữ, đi lại hối hả trên những nẻo đường mà tuổi thơ và kỷ niệm chưa bao giờ sinh ra từ đó. Từ sự đầy đủ đến thiếu thốn mọi bề, so với từ thiếu thốn này sang thiếu thốn khác, chẳng phải đáng nói hơn sao? Sự cách ly với cả một quê hương, so với sự xa gia đình lên tỉnh, chẳng lẽ lại thua kém sao? Từ sự ham chơi game và shopping phải chuyển sang sự học ngày học đêm không cách nào khác, so với sự thèm mà không được học, chẳng phải cùng là sự không được làm những điều bản thân muốn sao? Du học sinh chúng tôi có kém gì ai về mức độ “vượt khó” đâu?
Tại sao báo chí chỉ ca ngợi thật nhiều về những cô gái vừa bán khoai vừa đậu đại học, những chàng trai vừa bán kem bông vừa chăm chỉ đến trường, mà không ai khen gì đến những du học sinh đi làm thêm mà điểm vẫn cao ngất ngưởng? Bán khoai mà đậu vài trường đại học thì hiếm, chứ du học mà làm thêm vài chỗ khác nhau thì không hề ít. Và thử nghĩ xem vì lẽ gì mà con người ta phải đi du học? Nếu giàu có đại gia quá thì chúng tôi đã ngồi nhà lông bông cho sướng. Đi du học cũng chỉ như người ta lên thành phố thôi, đều là nỗ lực vươn lên vì một ngày mai tươi sáng hơn, cái mà như người ta nói, “vượt khó” đấy!
Cho nên xin hãy tiếp tục khen ngợi những tấm gương gia đình khó khăn, họ là những con người tuyệt vời và xã hội sẽ nhờ họ mà tốt đẹp hơn. Nhưng cũng đừng đánh giá thấp du học sinh chúng tôi, vẫn ngày đêm vượt khó – trong hoàn cảnh của chúng tôi – và cũng sẽ góp phần xây dựng một xã hội tươi mới hơn – theo cách của chúng tôi.
Comments
Post a Comment