Skip to main content

Đối

Việt Nam ta ngày xưa có trò “đối”, nghĩa là dùng từ ngữ chữ viết mà sắp xếp ì xèo đủ kiểu để ra câu này câu nọ rồi bắt người khác “đối” lại sao cho xứng. Nhiều người như Lương Thế Vinh, Nguyễn Quỳnh, nhờ đối giỏi mà thành ra nổi tiếng.
Bây giờ thì chúng ta không dùng kí tự hầm bà lằng ấy nữa, nên phần lắp ráp này nọ coi như phải bỏ. Tuy nhiên, có người vẫn thích đối với nhau, chủ yếu thiên về âm thanh, hình ảnh, và đôi khi vài sự lắp ghép từ ngữ cho thêm phần hóc búa.

Học Sinh Học Sinh Học

Câu đối hiện đại kinh hoàng nhất có thể là câu thế này. Phải nói là kinh: Cả câu năm chữ chỉ do hai tiếng “học” và “sinh” tạo nên. Nghĩa thì rõ ràng và dễ hiểu, một học sinh đang học môn Sinh học. Mẹ tôi tung ra câu đối này khi tôi đang là thằng bé… học cấp Một :| Thế là tôi ngồi nghĩ mãi một lúc rồi đáp lại bằng một vế mà thật chẳng dám nêu ra ở đây vì sự cùi bắp hơn người của nó. :D

Tập Thể Tập Thể Dục

Đó là đáp án mẹ tôi đưa ra sau đó. Thoạt nghe thấy rất hay, “tập” và “thể” được lặp đi lặp lại hợp tình hợp lý y như “sinh” và “học”. Tuy nhiêu về sau tôi lại vẫn thấy có vấn đề về nhiều chỗ: trong khi vế trên chỉ dùng hai tiếng, nay vế đáp lại lại dùng ba tiếng nên không được. Chưa kể là tập thể đang tập thể dục chả mắc mớ gì thế cậu học sinh đang học sinh học.

Con La Con La Con

Câu này do một người bạn học cùng cấp hai, Viễn Thiên, đưa ra đáp lại, Nghe là nể ngay, có đúng hai tiếng và nghe có vẻ rất xuôi tai. Tuy nhiên khi “Học Sinh Học Sinh Học” là 2 + 1 + 2 thì câu này lại là 3 + 1 + 1 nên khập khiễng. Chưa kể là con la con làm sao có con để mà la chứ! :))

Bạn Vợ Bạn Vợ Bạn

L-O-L!!! Câu này do tôi mới nghĩ ra gần đây. Cả câu dùng hai tiếng “bạn” và “vợ”, và nghĩa của câu là: bạn của vợ anh là bạn với vợ của bạn anh đấy!!! <:-P Cấu trúc của câu cũng là 2 + 1 + 2 nên ok. Và trong khi câu kia nói về sự học, thì câu này nói về “vợ” và “bạn”, coi như là ba thứ rất quan trọng trong cuộc đời người con trai. Cái thú vị là câu này thật sự rối rắm và khó hiểu, lại dùng để đối với câu thật đơn giản như câu đầu. Thế nên mới thấy là mấy chuyện “vợ của bạn” với “bạn của vợ” còn phức tạp hơn chuyện học hành rất rất nhiều! :D

Haha



Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

How to Become a Teller For Bank of America

I currently am working for Bank of America (BofA) as a teller, and it’s been 2 months now. A little bit about what I am, I am an international student whose first language is not English. When I graduated from college, I didn’t do any internship and had no remotely related experience to banking industry. I was full of disadvantages. BofA’s website clearly stated that they wouldn’t typically hire and sponsor F1-visa students, and, on top of everything, the economy was painfully lagging. One cannot help but wonder why in the world they would hire someone like me while millions of Americans were being unemployed. That’s why I really think that I should share my story, and that my story might be somewhat beneficial for some of you who are now reading it. The first and foremost reason was because I was interested in BofA deeply. When I was in my junior year, I was reading my Marketing textbook. The featured story of chapter 8 was about Bank of America, the history of the compa

The Ineffectiveness of English

I have interacted with English since kindergarten, and for the last four years I have been living in the US, using solely English for daily communications. Despite my effort of continual self-improving, I can’t quite understand the language. There have been explanations, of course, such as how it’s not my first language, how cultures and traditions get in place… Only recently, it strikes me with a more understandable reason: English is an ineffective language. There are so many disadvantages of English. First of all is the way one person talks to another. You can only use “I” and “you” no matter if the person you’re talking to is an earthworm or a high king. The same with “he”, “she”, “it”, and “they”. All the languages that I have ever associated with, which are French, Japanese, Korean, Vietnamese, and Cantonese, they have different words to address different people. I believe this should be the way to talk, since each person requires to be treated with respect, order, and