Skip to main content

Bão Về


Tiếng xe kem leng keng giữa trưa hè làm thằng nhỏ đang rửa chén trong quán cơm gần đó phải ngước lên nhìn. Thắng bé nhoẻn miệng cười, nó cũng muốn theo chân lũ bạn chạy ùa ra xe kem đầy màu sắc. Bị cái nó nghèo quá, thứ kem mà trước giờ nó ăn chỉ có năm trăm đồng một cái. Thứ kem bán trước hẻm xước xát trông ghê ghê mà mọi người coi như …ghẻ. "Ghẻ" thì kệ "ghẻ", mỗi lần thằng nhỏ thò lưỡi liếm thì kem vẫn ngọt, vẫn mát lạnh, vẫn xua tan bụi đời cho nó thêm một tuần phụ má nó ở quán cơm.
Chẳng biết tụi khác lớn lên kiểu gì, chứ nó luôn nghĩ là nó lớn lên nhờ …kem ghẻ. Chẳng biết từ lúc nào, cứ hết một tuần là nó lại chạy lại má nó, gãi đầu gãi tai còn miệng thì cười toe toét. Má nó lại sẽ phì cười mà cho nó năm trăm đồng mua kem ăn. “Lương” của nó đấy, quý lắm. Đôi khi ngồi chồm hổm vừa mút kem vừa ngó ra đường, nó nhắm mấy ông bụng bự ngồi xe hơi chưa chắc lương cao hơn nó không chừng.  



*** 

Nhưng cái thời kem ghẻ đã qua rồi, và nó cũng chẳng được tiếp tục “lớn lên” khi bão tới. Bão giá. Mọi thứ từ đâu đó trong không khí tự nhiên tích tụ lại, cô đọng thành một khối lớn vô tình, rồi đè lên đôi vai gầy của má nó. Khuôn mặt má nó vốn chẳng mấy khi vui nay càng nặng nề theo những vết nhăn mới. Khách tới ăn cũng chẳng còn mấy ai. Ông sinh viên già có râu cũng chẳng còn gọi dĩa cơm thêm. Nhỏ như nó cũng hiểu kem ghẻ chẳng thể còn nữa. Gánh kem vẫn đong đưa dưới trưa hè nắng, nhưng nó đâu sợ. Nuốt ực một cái là sự thèm thuồng chui tọt ngay vào trong, nó lại nhoẻn miệng cười, lại khệ nệ bưng hai dĩa cơm ra cho khách.  

Rồi tự dưng có mấy ông cảnh sát xông tới quán cơm của má nó, giơ ra mấy tờ giấy đòi giải tỏa. Hai chữ “đền bù” sút cái mảnh sự nghiệp nhà nó bay ra đường dính vách. Cái vách chưa kịp nứt thì thêm ông chủ nhà bò lên dọa sẽ đuổi má với nó nếu tiền thuê không trả. Thằng nhỏ ngồi bơ mặt chó, tự hỏi sao bão lại tự dưng tới, cuốn hai má con nó vòng vòng chẳng chịu buông.  

Má thằng nhỏ sững người; ly nước rớt xuống đất, tung tóe.  
- Sao mày tối qua không ăn cơm?! – Sự thét gào trút xuống từ trong mỏi mệt. 

Thằng nhỏ mặt tái xanh, lí nhí: 
 - Dạ…, nhà hết …gạo, con để… má… ăn… 

Ai mà ở đó sẽ nghe thấy tiếng con kiến bò trong bếp loạt xoạt, bên cạnh là hai má con nó đứng nhìn nhau bất động. Những giọt nước mắt chực xuất hiện bị má nó nuốt vội vào trong, chảy lênh láng trong lòng. Lập lờ trong cơn bão to, tình mẹ con họ bị lắc lư, đưa đẩy. Để rồi:  
- Mày khờ quá con! Tiền nè! - Tờ năm trăm run rẩy chìa ra. 

Đôi mắt mở to vì ngạc nhiên rồi lại nhoẻn miệng cười rạng rỡ, thằng bé chạy vụt đi. Cuộc đời nó có u ám cỡ nào thì niềm vui tuổi nhỏ vẫn còn đó, đẹp đẽ long lanh màu kem ghẻ. 

*** 

Bà bán kem khẽ nhíu mày: 
- Năm trăm không đủ mày ơi, giờ một ngàn một cây kem lận! 

Xiết chặt trong đôi bàn tay nhỏ bé là tờ tiền nhăn nheo và ướt đẫm… 
----------------------------------

Update: 
Câu chuyện sau đó đã được đăng trên báo Áo Trắng 31-2008, có thể xem tại ĐÂY :) 

---------------------------------- 
Other short stories: 
Những Lọn Tóc Vàng Của Mary
Và gió vẫn không ngừng thổi
Chín
Đứt Đoạn
Tôi Việt

Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

How to Become a Teller For Bank of America

I currently am working for Bank of America (BofA) as a teller, and it’s been 2 months now. A little bit about what I am, I am an international student whose first language is not English. When I graduated from college, I didn’t do any internship and had no remotely related experience to banking industry. I was full of disadvantages. BofA’s website clearly stated that they wouldn’t typically hire and sponsor F1-visa students, and, on top of everything, the economy was painfully lagging. One cannot help but wonder why in the world they would hire someone like me while millions of Americans were being unemployed. That’s why I really think that I should share my story, and that my story might be somewhat beneficial for some of you who are now reading it. The first and foremost reason was because I was interested in BofA deeply. When I was in my junior year, I was reading my Marketing textbook. The featured story of chapter 8 was about Bank of America, the history of the compa

The Ineffectiveness of English

I have interacted with English since kindergarten, and for the last four years I have been living in the US, using solely English for daily communications. Despite my effort of continual self-improving, I can’t quite understand the language. There have been explanations, of course, such as how it’s not my first language, how cultures and traditions get in place… Only recently, it strikes me with a more understandable reason: English is an ineffective language. There are so many disadvantages of English. First of all is the way one person talks to another. You can only use “I” and “you” no matter if the person you’re talking to is an earthworm or a high king. The same with “he”, “she”, “it”, and “they”. All the languages that I have ever associated with, which are French, Japanese, Korean, Vietnamese, and Cantonese, they have different words to address different people. I believe this should be the way to talk, since each person requires to be treated with respect, order, and