Skip to main content

Chàng trai tội nghiệp


Ông bà chủ của một sơn trang nọ có một cô con gái rất xinh xắn đang tuổi cặp kê. Vì một lý do gì đấy, có một đám người xông vào sơn trang, bỏ cô gái ấy vào kiệu rồi khiêng đi. Hai ông bà chủ và người hầu chạy theo kêu gào, van xin họ trả con gái mình lại mà không được. Bỗng từ đâu có một chàng trai to lớn xuất hiện, tấn công lũ cướp người kia làm tụi nó chạy toán loạn. Thấy con gái mình được cứu, hai vợ chồng già biết ơn chàng tráng sĩ vô hạn, mong được giữ chàng lại sơn trang một thời gian. Chàng trai vốn không bà con họ hàng nên cũng vui vẻ nhận lời.

Tráng sĩ không chỉ cao lớn mà sức khỏe cũng hơn người. Bó củi chàng vác trên lưng to bằng 10 lần của người ta, và một bao gạo lớn mà người khác phải vác ì ạch thì chàng mang một lần cả sáu bao nhẹ bưng. Chàng chăm chỉ làm việc và lúc nào cũng cười ha hả, chỉ mỗi tội khi ăn thì ăn rất nhiều, gấp mấy lần người khác. “Ăn nhiều thì làm nhiều mà!” - bà chủ những lúc ấy lại nói khẽ với ông chủ như thế. Thế rồi chẳng bao lâu sau họ quyết định gả con gái mình cho ân nhân. Chàng trai đương nhiên là đồng ý, vì cậu đã phải lòng cô chủ nhà từ lúc nào.

Đám cưới tưng bừng, ai ấy đều rất vui. Bỗng có người chạy đến báo là lũ cướp người hôm nọ giờ trở lại trả thù và rất đông đúc, gươm giáo tua tủa rất kinh. Không ngờ chàng tráng sĩ lại không hề nao núng, bảo mọi người đừng lo rồi đi ra. Một mình cậu lại một lần nữa đánh cho tụi kia chạy tóe khói trước bao ánh mắt ngưỡng mộ của dân làng. Cậu lại trở về, lại cười ha hả và nói mọi người cứ tiếp tục bữa tiệc. Hai ông bà chủ nhìn nhau cười hài lòng, liệu trên thế gian còn có thể kiếm ai tốt hơn như vậy nữa?…

Không biết có ai đọc đến đây đã nhận ra điều gì không, sơn trang ấy là của nhà họ Cao, và chàng trai ấy chính là Trư Bát Giới. Nghĩa là chỉ ít phút sau khi cậu đánh dẹp lũ người xấu và quay trở lại bàn tiệc, gương mặt chú rể bỗng to ra và bíên dạng thành mặt của con heo xấu xí. Mọi người kinh sợ chạy toán loạn, còn hoảng loạn hơn lúc nãy. Chỉ trong vài phút, người anh hùng, người ân nhân vĩ đại, trở thành yêu quái. Lúc Trư Bát Gới về phòng gặp vợ, cô vợ vừa nhìn thấy cũng khiếp vía và bỏ chạy, để lại Bát Giới một mình cố nói với theo: “Nương tử à, là ta đây mà!”

Đương nhiên lúc ấy Trư Bát Giới đang là yêu quái, và đã nhốt tiểu thư họ Cao/vợ mới cưới vào căn lầu và khóa chặt lại. Nhưng khi Tôn Ngộ Không giả làm cô gái kia và ngồi đợi Bát Giới, chúng ta thấy Bát Giới khi xuất hiện vẫn không xông thẳng vào, mà đứng bên ngoài… xin cô Cao cho vào. Tôn Ngộ Không cười khe khé đồng ý, Bát Giới mừng rỡ, chui vào cảm ơn “vợ” rối rít. “Nương tử à,” hắn nói, “chúng ta đã là vợ chồng rồi, mặt mũi ta có thế nào mình cũng nên chấp nhận mà bỏ qua đi thôi.” Vẫn trong hình dạng yêu quái ấy, Bát Giới vẫn đối xử với vợ mình một cách thật nhẹ nhàng và trân trọng. Chẳng phải hắn là một con yêu quái thật đáng yêu hay sao?

Ngẫm đi ngẫm lại, Trư Bát Giới cũng chưa từng làm hại ai (ngoài chuyện nhốt vợ trên lầu và thổ lộ tình cảm với Hằng Nga) và giúp người thì rất nhiều. So với Bát Giới, những người vừa nhìn thấy mặt heo đã ghê tởm và bỏ chạy, quên ngay tình nghĩa trước đó, thì tệ hơn nhiều. Chẳng phải vì những người như nhà họ Cao mà Bát Giới mới phải che đậy hình dáng thật của mình từ ban đầu sao? Bát Giới chẳng phải là một yêu quái rất tội nghiệp sao?

Cuối cùng Tam Tạng cũng gặp được Phật Tổ. Bỏ qua chuyện Tiểu Bạch Long không hề được xơ múi gì thì tôi rất mừng vì Trư Bát Giới đã không hóa Phật. Hắn còn phải trở về Cao sơn trang gặp vợ, và để còn chứng tỏ cho người ta thấy mình dù xấu xí nhưng vẫn tốt như thế nào.

Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

How to Become a Teller For Bank of America

I currently am working for Bank of America (BofA) as a teller, and it’s been 2 months now. A little bit about what I am, I am an international student whose first language is not English. When I graduated from college, I didn’t do any internship and had no remotely related experience to banking industry. I was full of disadvantages. BofA’s website clearly stated that they wouldn’t typically hire and sponsor F1-visa students, and, on top of everything, the economy was painfully lagging. One cannot help but wonder why in the world they would hire someone like me while millions of Americans were being unemployed. That’s why I really think that I should share my story, and that my story might be somewhat beneficial for some of you who are now reading it. The first and foremost reason was because I was interested in BofA deeply. When I was in my junior year, I was reading my Marketing textbook. The featured story of chapter 8 was about Bank of America, the history of the compa...

The Ineffectiveness of English

I have interacted with English since kindergarten, and for the last four years I have been living in the US, using solely English for daily communications. Despite my effort of continual self-improving, I can’t quite understand the language. There have been explanations, of course, such as how it’s not my first language, how cultures and traditions get in place… Only recently, it strikes me with a more understandable reason: English is an ineffective language. There are so many disadvantages of English. First of all is the way one person talks to another. You can only use “I” and “you” no matter if the person you’re talking to is an earthworm or a high king. The same with “he”, “she”, “it”, and “they”. All the languages that I have ever associated with, which are French, Japanese, Korean, Vietnamese, and Cantonese, they have different words to address different people. I believe this should be the way to talk, since each person requires to be treated with respect, order, and ...