Skip to main content

Tôi 20



Thêm một chút nữa thôi là tôi được 20 tuổi. Bài hát “60 năm cuộc đời” của Y Vân có câu, “20 năm đầu, sung sướng không bao lâu.” Không biết với người khác thế nào, với tôi, quãng thời gian vừa qua không thể nào gọi là “sung sướng” được.

Khi tôi được sinh ra đến khi tôi bắt đầu đi học hầu như không được ghi lại trong ký ức tôi, cho nên cùng lắm đó chỉ là khoảng thời gian “sung sướng trong vô thức”. 11 năm học ở Việt Nam, niềm vui nhiều, nhưng những thứ không vui cũng không ít. Từ lớp Một tới Mười Một, không năm nào tôi không phải cố gắng học mòn mỏi – theo khả năng và quan điểm của tôi theo từng thời kỳ - để làm kiểm tra, trả bài, thi cử này nọ. Quãng thời gian ngồi chán nản ngáp ruồi tán dóc trong lớp dài lê thê ấy, dù có thỉnh thoảng xen kẽ một “chút kỉ niệm học trò” thì dù tôi có lãng mạn đến mấy cũng không thể lưu luyến được. Nói về những lúc không ở trong trường, phần lớn quãng thời gian tôi bị quản lý trong nhà, hiếm khi được đi chơi đâu. Khi bé còn không biết gì, nhưng khi lớn lên hơn, nhiều lần phải ngồi nhà nhìn bè bạn đi chơi mà không được phép đi, tôi cũng thèm thuồng và rồi trở nên buồn và chán nản. Giờ nghĩ lại, có khi khoảng thời gian dài ấy đã làm tôi trở thành một con người thích ngồi nhà quanh quẩn làm-cái-gì-chẳng-biết như bây giờ.

Cho nên khi tôi “được” đi du học xa, tôi cũng vui. Cái sự vui ấy nó chìm sâu tuốt bên dưới cõi lòng, bị bao nhiêu nỗi lo toan đè lên trên nên cũng khó nhận ra. Và tiếc thay, chỉ một mình cái sự “xa ba tôi” không làm cho ba năm còn lại của tôi “sung sướng” hơn chút nào. Ba năm ấy, tôi đã phải cố gắng rất nhiều, nhiều khi đơn thuần để “tồn tại”, đến nỗi mà nếu có định nghĩa nào về sự sung sướng của những năm trước đó thì giờ cũng chẳng còn. Ba năm ấy, tôi cảm nhận được nhiều sự mất mát, nhiều điều quan trọng mà tôi cứ liên tục để vuột khỏi tầm tay. Gọi là ba năm bất hạnh cũng được, gọi là ba năm trưởng thành cũng không sai. Trong khó khăn tôi tìm được niềm tin, tìm được hướng đi cho tương lai, và tìm được tình yêu. Cho nên dù ba năm qua có tồi tệ thế nào, thì tôi cũng vẫn còn ngồi đây tồn tại, và tôi biết ơn điều đó vô cùng.

Nhìn về bản thân hiện giờ một cách sơ bộ, tôi đã có một sức khỏe tương đối, một hướng đi khá rõ ràng, và một tình yêu cần phấn đấu thêm. Như thế cũng tạm gọi là được rồi, bởi vì nhìn đơn giản thế thôi, đó là thành quả của 20 năm sống và chiến đấu.

Và bây giờ tôi bước vào một giai đoạn mới của 10 năm tiếp theo. 10 tuổi so với 20 tuổi thì khác nhiều, nhưng với tôi, 20 so với 30 thì khác một cách quan trọng. 10 năm làm thay đổi con người ta nhiều lắm, liệu rồi những gì của ngày hôm nay sẽ còn lại với tôi 10 năm nữa? Liệu con đường tôi đang đi có hợp lý không, hay rốt cục tôi lại có một sự nghiệp gì đó mà hoàn toàn không ăn nhập? Liệu tôi có còn biết giữ gìn sức khỏe, hay lại vùi đầu vào công việc đêm ngày, hoặc lại thêm những cuộc vui chơi chè chén? Và liệu sau này tôi có còn giữ nổi một tình yêu mà giờ đây đã phải gặp bao điều gian khó?

10 năm tới của tôi sẽ là 10 năm của sự tiếp tục phấn đấu, để giữ gìn, xây dựng những gì tôi đang có, và để hướng tới những thành quả cao hơn trong tương lai. Uhm, tôi sẽ có một việc làm, và tôi sẽ lấy vợ. Công việc của tôi là kết quả của những năm Đại học, và vợ tôi sẽ là người con gái mà tôi giờ đang yêu say đắm. Nhìn xem, 10 năm tới sẽ là 10 năm mà cuộc sống sẽ mở ra trước mắt tôi, sẽ là khi tôi tự làm chủ cuộc sống của chính mình. 10 năm tới sẽ là 10 năm để tôi nhìn thấy rõ ràng hơn hai chữ “sung sướng” mà người ta cứ gán lầm vào chỗ khác.

Chúc mừng sinh nhật 20 tuổi, tôi ơi!


Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

Fei's Mooncakes

Fei is a Chinese guy at work who is socially awkward. He does not hang out with others, nor does he talk to anyone beyond “Good morning” and “How are you.” It’s not that Fei doesn’t want to: he’s unable to. But he would bring food to us as gifts – Chinese cakes, Chinese candies, Chinese snacks – for Lunar New Years and other Chinese festivals. That’s what people do in Asia as a way to maintain relationships. A social obligation. The Mid-Autumn Festival is near. No one at work besides me, another Asian, knows about this festival. Fei brings mooncakes, a type of round-shaped pastries, to work and gives each of us a box. The packaging looks gorgeous: a red square box with gold patterns depicting a lady dancing next to the moon. Inside is eight round pastries, about two inches in diameter. “Thank you very much!”, I say, as Fei hands me a box. Every day since, Fei comes over to my office and asks if I have tried the mooncakes. I have not, but I will soon, I tell him, feeling slightly guilty

The Ineffectiveness of English

I have interacted with English since kindergarten, and for the last four years I have been living in the US, using solely English for daily communications. Despite my effort of continual self-improving, I can’t quite understand the language. There have been explanations, of course, such as how it’s not my first language, how cultures and traditions get in place… Only recently, it strikes me with a more understandable reason: English is an ineffective language. There are so many disadvantages of English. First of all is the way one person talks to another. You can only use “I” and “you” no matter if the person you’re talking to is an earthworm or a high king. The same with “he”, “she”, “it”, and “they”. All the languages that I have ever associated with, which are French, Japanese, Korean, Vietnamese, and Cantonese, they have different words to address different people. I believe this should be the way to talk, since each person requires to be treated with respect, order, and