Skip to main content

Chúng tôi cũng đang vượt khó



Trên báo chí, truyền hình này nọ luôn có những tấm gương “vượt khó”, “vươn lên từ những cảnh đời” các thể loại. Tất cả những câu chuyện đời họ đều là “Cha mẹ chia rẽ”, “mồ côi từ bé”, “nhà đông anh em” … Đồng ý là khi xuất than từ gia đình nghèo thì sẽ có nhiều khó khăn, đồng ý là nếu hoàn cảnh éo le túng quẫn thì cần nhiều cố gắng, nhưng đâu phải chỉ những người như họ thì mới đáng được cho là đang “vượt khó”?

Sẽ là một sự nhầm lẫn lớn lao nếu cho rằng đi du học là sung sướng. Không phải nếu nhà không thiếu tiền, hay không có hoàn cảnh gì đặc biệt, thì con đường từ giường tới nhà vệ sinh sẽ trải đầy nhung lụa. Gia đình càng có điều kiện vật chất và tinh thần, thì cơ hội giao tiếp với kiến thức và tư tưởng càng cao và đa dạng hơn, dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự cao hơn về mức độ kỳ vọng. Nói một cách đơn giản hơn, những đứa trẻ sinh ra từ gia đình có điều kiện khi lớn lên sẽ phải đặt mục tiêu cao hơn những đứa trẻ mà gia đình gặp nhiều thiếu thốn.

Cho nên khi đã đi du học thì mỗi du học sinh đã phải gánh vác một trách nhiệm to lớn. Tôi có một cậu bạn sống ở
Sa Pa, hỏi sau này làm gì, hắn bảo, “Mình học để sau này làm kỹ sư lâm nghiệp, quê mình còn nghèo quá.” Nghe thấy thương không? Thương và cũng cảm phục hết biết. Nhưng ví dụ như tôi, ở hoàn cảnh của tôi, một mục tiêu như thế hoàn toàn trong tầm tay và tôi cần phải làm gì đó cao xa hơn. Con đường của tôi, như bao du học sinh khác, đầy mơ hồ và mông lung, để những ước mơ giản dị đầy mộc mạc của cậu bạn kia làm tôi đôi lúc cũng thấy sao mà hấp dẫn quá.
Du học là phải qua một đất nước khác, sống giữa những con người khác, văn hóa khác. Cái sự nghiệp du học ấy, so với ở nhà thì không phải là “khác nhiều”, mà là “hoàn toàn khác”. Tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của bản thân khi đi tới Mỹ hoặc khi về thăm Việt
Nam. Không chỉ khác về cơ thể, hoặc giờ giấc ngủ nghỉ, mà còn về cách suy nghĩ, khả năng hoạt động, và cả niềm tin nữa. Tôi ở Mỹ và tôi ở Việt Nam là hai cái tôi khác hẳn. Đối với tôi, nơi tôi đến và nơi tôi thuộc về là hai thế giới cách nhau thật xa, như không phải chỉ là ở hai bên quả Địa Cầu.
Du học sinh, những người con của sự đầy đủ và lòng yêu thương, khi không phải đi đến một thế giới khác, lạc thõm vào giữa biển người không quen biết, không cùng ngôn ngữ, đi lại hối hả trên những nẻo đường mà tuổi thơ và kỷ niệm chưa bao giờ sinh ra từ đó. Từ sự đầy đủ đến thiếu thốn mọi bề, so với từ thiếu thốn này sang thiếu thốn khác, chẳng phải đáng nói hơn sao? Sự cách ly với cả một quê hương, so với sự xa gia đình lên tỉnh, chẳng lẽ lại thua kém sao? Từ sự ham chơi game và shopping phải chuyển sang sự học ngày học đêm không cách nào khác, so với sự thèm mà không được học, chẳng phải cùng là sự không được làm những điều bản thân muốn sao? Du học sinh chúng tôi có kém gì ai về mức độ “vượt khó” đâu?

Tại sao báo chí chỉ ca ngợi thật nhiều về những cô gái vừa bán khoai vừa đậu đại học, những chàng trai vừa bán kem bông vừa chăm chỉ đến trường, mà không ai khen gì đến những du học sinh đi làm thêm mà điểm vẫn cao ngất ngưởng? Bán khoai mà đậu vài trường đại học thì hiếm, chứ du học mà làm thêm vài chỗ khác nhau thì không hề ít. Và thử nghĩ xem vì lẽ gì mà con người ta phải đi du học? Nếu giàu có đại gia quá thì chúng tôi đã ngồi nhà lông bông cho sướng. Đi du học cũng chỉ như người ta lên thành phố thôi, đều là nỗ lực vươn lên vì một ngày mai tươi sáng hơn, cái mà như người ta nói, “vượt khó” đấy!

Cho nên xin hãy tiếp tục khen ngợi những tấm gương gia đình khó khăn, họ là những con người tuyệt vời và xã hội sẽ nhờ họ mà tốt đẹp hơn. Nhưng cũng đừng đánh giá thấp du học sinh chúng tôi, vẫn ngày đêm vượt khó – trong hoàn cảnh của chúng tôi – và cũng sẽ góp phần xây dựng một xã hội tươi mới hơn – theo cách của chúng tôi.


Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

Fei's Mooncakes

Fei is a Chinese guy at work who is socially awkward. He does not hang out with others, nor does he talk to anyone beyond “Good morning” and “How are you.” It’s not that Fei doesn’t want to: he’s unable to. But he would bring food to us as gifts – Chinese cakes, Chinese candies, Chinese snacks – for Lunar New Years and other Chinese festivals. That’s what people do in Asia as a way to maintain relationships. A social obligation. The Mid-Autumn Festival is near. No one at work besides me, another Asian, knows about this festival. Fei brings mooncakes, a type of round-shaped pastries, to work and gives each of us a box. The packaging looks gorgeous: a red square box with gold patterns depicting a lady dancing next to the moon. Inside is eight round pastries, about two inches in diameter. “Thank you very much!”, I say, as Fei hands me a box. Every day since, Fei comes over to my office and asks if I have tried the mooncakes. I have not, but I will soon, I tell him, feeling slightly guilty

The Ineffectiveness of English

I have interacted with English since kindergarten, and for the last four years I have been living in the US, using solely English for daily communications. Despite my effort of continual self-improving, I can’t quite understand the language. There have been explanations, of course, such as how it’s not my first language, how cultures and traditions get in place… Only recently, it strikes me with a more understandable reason: English is an ineffective language. There are so many disadvantages of English. First of all is the way one person talks to another. You can only use “I” and “you” no matter if the person you’re talking to is an earthworm or a high king. The same with “he”, “she”, “it”, and “they”. All the languages that I have ever associated with, which are French, Japanese, Korean, Vietnamese, and Cantonese, they have different words to address different people. I believe this should be the way to talk, since each person requires to be treated with respect, order, and