Skip to main content

Đêm tàn, và ngày lên


Khi cuộc sống đổi thay thì các quan niệm cố hữu tưởng chừng mặc định cũng thay đổi theo. Mùa đông cũng vậy. Mùa đông ở Việt Nam chẳng có gì lại đâm ra lãng mạn ^^. Bao nhiêu người trẻ tuổi, cứ mùa đông đến lại thấy hạnh phúc hơn, hay buồn bã suy tư một cách lạ lùng (vụ này thì mưa mùa hè còn thua xa lắc!^^) Bao nhiêu bài hát có dính dáng đến mùa đông trong đó, đến nỗi có ngồi đếm mãi cũng khó hết. “Tuyết rơi mùa đông” (Vũ Tiến Phương), “Tiểu Thuyết Mùa Đông” (Khang Luân), “ Bản Tình Ca Mùa Đông” (Minh Quân), “Mùa Đông Yêu Thương” (GMC), và bao nhiêu “đông” khác. Thỉnh thoảng lại có những cô bé, bẽn lẽn thì thầm, “Ôi, giá mà có tuyết rơi thì hay quá, anh nhỉ?!”

Sẽ mãi như lời bài hát của Phạm Toàn Thắng, “Tuyết chẳng có đâu em ơi, chỉ có tôi bên cạnh em thôi!” – bởi vì, khi tuyết đến thật, thì bao vẻ đẹp mơ màng cùng sự lạng mạn sẽ tan biến đi mất. Tình cảm dành cho mùa đông trong tôi bấy lâu đã đổi thay theo từng làn tuyết nơi xứ người.

Tuyết rơi thì sao? Đó sẽ là 15 phút chạy ào ra trong hạnh phúc, nhảy lon ton khắp nơi rồi lăn lộn như một thằng bé. Nhưng mùa đông đâu phải chỉ vỏn vẹn 15 phút, và bao bộn bề trong cuộc sống cũng đâu vì mùa đông mà ngừng lại? Sau 15 phút ngắn ngủi thì còn lại là bao nhiêu ngày tháng mỏi mòn trong làn giá rét. Mỗi lần bước ra khỏi nhà là lụng thụng cả tầng tầng lớp lớp quần áo. Khi đã mặc đủ ấm thì vẫn còn… thò cái mặt mo ra ngoài, để gió táp, để tuyết đập đến đau đớn. “Đau”, giờ mới biết, là sự nâng cấp tối cao của cái lạnh một cánh đáng sợ. Mỗi lần bò đi học là cái cằm tôi chẳng còn cảm giác. Sờ vào như sờ cái cục gì gì đeo dưới mặt. Chỉ sợ tới một lúc nào đó lạnh quá, cái cằm tôi đóng cứng đến nỗi nắn một hồi lại …gãy ra như cái ngón chân của thằng cướp biển trong Pirates of Caribbean thì khóc (T_T!).

Đời sinh viên sống trong dorm, mùa đông tuyết còn len lỏi trong từng giấc ngủ. Căn phòng trong ký túc xá chẳng có lò sưởi (heater), giường lạnh quá phải … lót áo lạnh bên dưới để đỡ lạnh (ha ha, phát kiến cá nhân thôi, không phải ai cũng khùng mà làm vậy cả đâu! ^^). Và cứ thế, trằn trọc trong chăn ráng ngủ để sáng hôm sau lại tiếp tục tới lớp cho qua ngày qua tháng.

Và rồi tuyết cũng ngừng, mùa đông cũng qua khi tháng năm về tới: mùa xuân. Khiếp thật, mùa xuân về còn trễ hơn mùa hè ở Việt Nam nữa! Trời ấm lại, hoa lá bắt đầu nảy nở khắp nơi. Khắp nơi bừng lên một màu xanh của cỏ mới, cùng hương vị đồng quê ngất ngây lòng người. Chẳng cần mặc thêm lớp áo nào nữa, tôi nằm xuống giữa thiên nhiên nơi đây, nhìn lòng tôi ấm lại cùng nắng vàng và trời cao trong vắt. Ôi, hạnh phúc là gì, nếu không phải từ chú chim nhỏ bé đang hót líu lo trên nhánh cây kia?

“Em ơi, mùa xuân đến rồi đó…!”

Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

Fei's Mooncakes

Fei is a Chinese guy at work who is socially awkward. He does not hang out with others, nor does he talk to anyone beyond “Good morning” and “How are you.” It’s not that Fei doesn’t want to: he’s unable to. But he would bring food to us as gifts – Chinese cakes, Chinese candies, Chinese snacks – for Lunar New Years and other Chinese festivals. That’s what people do in Asia as a way to maintain relationships. A social obligation. The Mid-Autumn Festival is near. No one at work besides me, another Asian, knows about this festival. Fei brings mooncakes, a type of round-shaped pastries, to work and gives each of us a box. The packaging looks gorgeous: a red square box with gold patterns depicting a lady dancing next to the moon. Inside is eight round pastries, about two inches in diameter. “Thank you very much!”, I say, as Fei hands me a box. Every day since, Fei comes over to my office and asks if I have tried the mooncakes. I have not, but I will soon, I tell him, feeling slightly guilty

The Ineffectiveness of English

I have interacted with English since kindergarten, and for the last four years I have been living in the US, using solely English for daily communications. Despite my effort of continual self-improving, I can’t quite understand the language. There have been explanations, of course, such as how it’s not my first language, how cultures and traditions get in place… Only recently, it strikes me with a more understandable reason: English is an ineffective language. There are so many disadvantages of English. First of all is the way one person talks to another. You can only use “I” and “you” no matter if the person you’re talking to is an earthworm or a high king. The same with “he”, “she”, “it”, and “they”. All the languages that I have ever associated with, which are French, Japanese, Korean, Vietnamese, and Cantonese, they have different words to address different people. I believe this should be the way to talk, since each person requires to be treated with respect, order, and