Skip to main content

Chuyện Tôi Thời Trẻ (P. 1) - Chuyện Anh Phụng

Dạo này tự nhiên tôi nhớ về thời học cấp Hai.

Lúc tôi học lớp 7 hay 8 gi đó, anh Phụng* (tên nhân vật đã được thay đổi) là thầy dạy kèm môn Toán cho tôi. Ảnh cũng còn trẻ, là sinh viên khoảng 20, 21 tuổi, nên chúng tôi cũng dễ thân nhau. Ngoài giờ học, ảnh và tôi hay ra tiệm game. (Thời đó “tiệm game” và “tiệm net” còn khác nhau. Mấy tiệm chơi game dùng mạng LAN chứ không có internet, còn mấy tiệm net thì không có game.) Anh Phụng là người bày cho tôi trò Civilization III mà lúc đó đối với tôi là rất đặc sắc. Tôi đã nghĩ rằng nếu ai chơi giỏi trò này chắc chắn sau này sẽ làm… nguyên thủ quốc gia vĩ đại(!). Giờ nhớ lại, đó là khoảng thời gian của những buổi chiều dài và nắng, anh Phụng và tôi vừa chơi game vừa ăn mì trứng chiên do cô giúp việc nấu cảm thấy cuộc đời vui lắm.

Là con trai thì nên có một người anh để noi theo. Tôi không có anh nên tôi coi anh Phụng như anh mình. Ảnh giỏi Toán và giỏi chơi game đã đành, nhưng ảnh còn chia sẻ với tôi về nhiều thứ khác nữa, như chuyện ca hát hay dở hoặc về những cô bạn gái của ảnh. Giờ nghĩ lại tôi thấy tôi bị ảnh hưởng từ anh Phụng cũng nhiều thứ, từ cách nhìn nhận cuộc sống đến thói quen hay nói “hổng dzui!” của ảnh.

Anh Phụng dạy tôi được vài tháng thì tự nhiên ba tôi cho ảnh nghỉ. Đột ngột quá nên ảnh thấy buồn còn tôi thì thấy choáng. Một thời gian sau, anh Phụng có đến nhà tôi chơi, tôi vừa vui mừng vừa ngạc nhiên không biết nói gì; ảnh thấy tôi có vẻ lạnh nhạt không vui nên đi về. Tôi mới lớp 7, lớp 8 mà, đâu biết gì, dạ anh về thì về. Địa chỉ nhà trọ ảnh đã rời đi; số điện thoại anh cho cũng là của bạn ở trọ cùng nên tôi không có cách nào liên lạc được. Nhà tôi dặn cô giúp việc thật kĩ là nếu anh Phụng tới thì phải hỏi số điện thoại của ảnh liền. Ảnh tới thiệt, mà tới lúc cả nhà tôi đi vắng, nên ảnh để quà lại rồi về. Còn cô giúp việc chắc là thấy ảnh nên xúc động quá đâm ra quên không hỏi số điện thoại. Thế là thôi thua. Mất đi một người bạn tốt thì buồn lắm. Mất bạn mà lỗi do mình lạnh nhạt thì càng buồn hơn.

15 năm sau (là bây giờ nè), một ngày tôi nằm trên giường gác tay lên trán nghĩ ngợi lung tung, tự nhiên nhớ về anh Phụng. Ngẫm nghĩ thêm một lúc nữa thì nhớ ra cả họ tên của ảnh. Long Hổ Phụng. Cái tên lạ thế này chắc ít người có, nên có khi search trên Facebook lại ra được không chừng. Mà tìm người trên Facebook thật ra không có dễ, vì người Việt Nam mình nhiều khi không để tên thật mà để Son Goku hay Triển Chiêu gì đó, hoặc không thì để hình con heo con mèo chứ không để hình mình.

May sao Thượng Đế cho phép, anh Phụng để tên thật và để hình cái mặt của ảnh. Cũng hên là tôi còn nhớ mang máng mặt ảnh ra sao và ảnh sau bao nhiêu năm cũng không thay đổi mấy (chỉ hơi mập ra tí). Không biết ảnh sẽ nghĩ gì khi tôi tự nhiên ở đâu ra xuất hiện. Thế là tôi viết:

- Chào anh Phụng. Anh biết em là ai không? : D

Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

Fei's Mooncakes

Fei is a Chinese guy at work who is socially awkward. He does not hang out with others, nor does he talk to anyone beyond “Good morning” and “How are you.” It’s not that Fei doesn’t want to: he’s unable to. But he would bring food to us as gifts – Chinese cakes, Chinese candies, Chinese snacks – for Lunar New Years and other Chinese festivals. That’s what people do in Asia as a way to maintain relationships. A social obligation. The Mid-Autumn Festival is near. No one at work besides me, another Asian, knows about this festival. Fei brings mooncakes, a type of round-shaped pastries, to work and gives each of us a box. The packaging looks gorgeous: a red square box with gold patterns depicting a lady dancing next to the moon. Inside is eight round pastries, about two inches in diameter. “Thank you very much!”, I say, as Fei hands me a box. Every day since, Fei comes over to my office and asks if I have tried the mooncakes. I have not, but I will soon, I tell him, feeling slightly guilty

The Ineffectiveness of English

I have interacted with English since kindergarten, and for the last four years I have been living in the US, using solely English for daily communications. Despite my effort of continual self-improving, I can’t quite understand the language. There have been explanations, of course, such as how it’s not my first language, how cultures and traditions get in place… Only recently, it strikes me with a more understandable reason: English is an ineffective language. There are so many disadvantages of English. First of all is the way one person talks to another. You can only use “I” and “you” no matter if the person you’re talking to is an earthworm or a high king. The same with “he”, “she”, “it”, and “they”. All the languages that I have ever associated with, which are French, Japanese, Korean, Vietnamese, and Cantonese, they have different words to address different people. I believe this should be the way to talk, since each person requires to be treated with respect, order, and