Skip to main content

D. O.

Cách đây cả năm, sáu năm, khi tôi học Anh văn với một chị gái sinh viên ở nhà, chị nói bâng quơ một câu mà tôi lại nhớ mãi, “Bạn thân cấp Ba sẽ là bạn thân của cả đời đó em!” Câu nói của chị đơn giản và ngắn thế, mà sao đúng quá…
Năm lớp 10 bỡ ngỡ ngồi chống cằm, tôi cũng đã kịp lia mắt ngó quanh mà ngó ra hai tài năng ẩn mặt của lớp, một trong số hai người là Dark Orc, ngồi tuốt ở góc xó phía bên kia với một lũ lu-xu-bu lạ hoắc. Chuyện cũng chẳng có gì nhiều cho đến khi qua học kì II, vì một lí do khách quan nào chẳng thể nhớ, tôi bị cô giáo “wăng” xuống góc lớp, chỉ để rồi tôi quen với Dark Orc và một thằng nữa – giang hồ gọi là Dark Wizard. Dark Orc “giáo sư” – như người đời vẫn gọi, vì giỏi Toán và Hóa một cách... vô lý, ai ngờ lại cùng chụm đầu cùng hai thằng Dark còn lại mà thành Dark Force. Kể từ đó, tôi đã có người cùng ngồi cùng cười hô hố, và vỗ vai an ủi đầy thô bạo những lúc không vui. Có những lần tôi …muốn làm quen với một cô gái nào đó, lại ngại ngùng quá mà để Dark Orc đi cùng, để rồi sau khi nói chuyện với người ta xong, quay về một lúc lại ngơ mặt hỏi DO, “con bé tên là gì thế nhỉ?”

Dù chẳng phải Phan Bội Châu hay... Pa-ven, đời học sinh cấp ba ngắn ngủi của tôi cũng tích tụ biết bao nhiêu là trò lố. Cả lớp ngán ngẩm, người đời lắc đầu thở dài, kệ họ. Quay qua ngó là tôi luôn lại thấy DO bên cạnh, chẳng còn gì bằng. Định nghĩa bạn thân nhất (best friend) là gì, sao lại vừa sâu xa vừa đơn giản đến vậy.

Đến lớp 11, DO hắn có bạn gái đầu tiên, Dâu – lại là nhân vật xuất chúng thứ hai mà tôi phát hiện ra hồi lớp 10. Hai người quen nhau êm đẹp trong sự vui mừng của DF và ngỡ ngàng của thiên hạ. Thỉnh thoảng họ gây chuyện, một thằng đeo nhãn “bạn thân” như tôi chẳng biết làm gì, lại làm thằng khùng đi làm nhiều chuyện nhảm nhí… Vậy rồi lâu ngày trở lại, Dâu đã bỏ đi mất. Hai đứa đau, chỉ biết nhìn nhau…

Đi học mà không chơi game là …vứt (!). Suốt bao tháng ngày, hai đứa luôn rủ nhau đến tiệm Hp vào Chủ nhật, lúc …6 giờ sáng. Giờ “thiêng” như vậy mà chẳng ai đến trễ lần nào, nghĩ lại thấy cũng nể mình thật. Bao nhiêu trò chơi, mà nhiều nhất vẫn là Warcraft III. Guild chúng tôi chẳng có ai chơi bằng skill, sự “tà đạo” vô đối vẫn luôn là chìa khóa giúp phân thắng bại. Và đương nhiên ngoài game ra còn bao nhiêu trò khác: đá cầu, bóng chuyền, bóng rổ, làm thiệp, đi hót… chẳng lẽ lại kể hết thì ai thèm đọc chứ? ^^

Tiếc là cuộc đời đâu nào toàn nắng vàng trải đầy, áo trắng cặp vở và tiếng cười rôn rã. Hai năm trôi qua ngắn ngủi để bạn bè phải rời xa nhau. Chẳng bao giờ tôi lại nghĩ mình có thể hiểu Nguyễn Khuyến đến vậy.

“Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?...”
(Khóc Dương Khuê)

Ở đời biết bao người đi lại cười nói, có mấy ai chịu ngồi lại để cùng chia sẻ, để cùng cười hô hố không biết trời trăng với tôi?

Ngày tháng lại trôi qua, tình thân vì xa nên tưởng chừng phai nhạt. Bất ngờ tôi gặp bạn, nghe thấy giọng nói quen thuộc mà chẳng biết làm gì, chỉ nhoẻn miệng cười toe toét…

“Gì? Sao lại cười?”
“… Ờ…”
- Happy birthday, DO!...


Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

Fei's Mooncakes

Fei is a Chinese guy at work who is socially awkward. He does not hang out with others, nor does he talk to anyone beyond “Good morning” and “How are you.” It’s not that Fei doesn’t want to: he’s unable to. But he would bring food to us as gifts – Chinese cakes, Chinese candies, Chinese snacks – for Lunar New Years and other Chinese festivals. That’s what people do in Asia as a way to maintain relationships. A social obligation. The Mid-Autumn Festival is near. No one at work besides me, another Asian, knows about this festival. Fei brings mooncakes, a type of round-shaped pastries, to work and gives each of us a box. The packaging looks gorgeous: a red square box with gold patterns depicting a lady dancing next to the moon. Inside is eight round pastries, about two inches in diameter. “Thank you very much!”, I say, as Fei hands me a box. Every day since, Fei comes over to my office and asks if I have tried the mooncakes. I have not, but I will soon, I tell him, feeling slightly guilty

The Ineffectiveness of English

I have interacted with English since kindergarten, and for the last four years I have been living in the US, using solely English for daily communications. Despite my effort of continual self-improving, I can’t quite understand the language. There have been explanations, of course, such as how it’s not my first language, how cultures and traditions get in place… Only recently, it strikes me with a more understandable reason: English is an ineffective language. There are so many disadvantages of English. First of all is the way one person talks to another. You can only use “I” and “you” no matter if the person you’re talking to is an earthworm or a high king. The same with “he”, “she”, “it”, and “they”. All the languages that I have ever associated with, which are French, Japanese, Korean, Vietnamese, and Cantonese, they have different words to address different people. I believe this should be the way to talk, since each person requires to be treated with respect, order, and