Skip to main content

Niềm tự hào Việt ?!


Từ khi mới sinh ra, không biết bao nhiêu lần người ta rót vào tai nhau:
“Chúng ta thật tự hào là người Việt
Nam!”“Yeah, chúng ta là người Việt Nam, yeah!”“Yeah! Tự hào! Yeah!”…
Thế là bản thân cũng phải có lúc tự hỏi mình: tại sao lại tự hào vậy?

Tôi không tự hào mình là “con rồng” hay “cháu tiên” rồi. Tôi hẳn nhiên là con người.

Vậy thì vì cái gì nhỉ? Vì sự thông minh ư? Điều này nghe rất có lý. Bao nhiêu người Việt
Nam xa xưa nghĩ ra rất nhiều kế rất hay. Những “Trạng Lường” Lương Thế Vinh, những Trần Hưng Đạo hay Cao Thắng, Trần Đại Nghĩa thì quả thật không thể không nể trọng. Và ngày nay, bao nhiêu du học sinh Việt Nam du học đã đạt thành tích cao, đứng đầu lớp và đầu khối. (Về điều này thì tôi không hề nói tốt gì về mình. Tôi luôn thua kém xa các bạn Việt Nam xung quanh về thành tích.) Vậy là người Việt Nam thông minh sao? Đúng.
Nhưng đó có phải là điều để chúng ta tự hào không? Tôi luôn tin rằng sự thông minh phải đi kèm với sự khôn ngoan thì mới đáng tự hào được. Sự thông minh hiện nay của chúng ta, lại chính là đầu mối của sự lắt léo, lách luật, đâm ra bao nạn tiêu cực như tham nhũng, hay ngay cả vi phạm bản quyền. Điều này khá là trầm trọng ảnh hưởng tới tư cách người Việt
Nam. Khi đến 1 nơi nào đó, nếu có ai hỏi tôi về tác phẩm văn học đôc đáo nhất của Việt Nam, có khi tôi lại buột miệng mà nói là “Truyện Kiều”, để rồi ngơ người nhớ lại là câu truyện thơ cải biên từ 1 tác phẩm Trung Quốc. Chúng ta có thừa sự thông minh, nhưng đó chưa phải là yếu tố cho chúng ta tự hào là người Việt Nam.
Vậy là thứ gì chứ? Việt
Nam chúng ta hay nhìn vào lịch sử mà tự hào. Tôi nhìn vào lịch sử và thấy toàn bộ là những cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Tự hào không? Nhiều người sẽ nói “có!” ngay. Nhưng là tự hào về gì chứ? Về khả năng “phòng thủ tuyệt đối” chắc? cái này thôi thì cũng gọi là có tự hào, nhưng quá ít, hơi quá nhảm cho cả 1 dân tộc để ngóng vào. Người Việt không thể đi ra đường, ưỡn ngực trước thiên hạ vì “tôi không sợ ai úynh hết!” rồi. Như thế thì chẳng khác nào tụi đầu đường xó chợ. Chúng ta không như thế!
Lòng yêu nước vậy? Chính vì có lòng yêu nước thì chúng ta mới có thể đẩy lùi bao giặc ngoại xâm như thế, không phải sao? Không sai, nhưng chưa phải là đúng. Hiện đất nước đang hòa bình- không bị ai tấn công- thì cái tôi thấy là bao điều tiêu cực trong xã hội. Lớp thanh niên thì chắng có bao người thật sự đang cố gắng. Phần lớn sẽ đang làm “những chuyện khác”. Ví dụ điển hình là nhiều các công ty game lớn thế giới đã và đang luôn tiến về thị trường Việt
Nam, nơi mà tỉ lệ phần trăm người chơi game (cả on/offline) khó có nước nào chọi nổi. Lướt trên đường sẽ thấy người người chơi game, nhà nhà chơi game, cần mẫn đêm ngày cho công cuộc giải cứu thế giới…khác. (Nói cái này thì cũng là có tôi trong đó, khi khối lượng thời gian cho game của tôi cũng không ít). Tình trạng này tạo nên 1 đất nước mà người lớn làm điều không phải, và lớp kế tiếp thì đơn thuần không quan tâm. Và thế là tôi nhìn thấy lòng yêu nước của chúng ta chỉ trồi lên khi có ai tấn công, và chìm luôn khi không còn ai úynh. Lòng yêu nước như thế, tuy có nhưng chưa đủ.
Tôi cứ tiếp tục đi tìm niềm tự hào của dân tôc, thậm chí tôi ngó tới cả lĩnh vực thời trang hay …âm nhạc, nhưng đều thấy “không phải, đều “chưa đủ”.

Rồi tình cờ tôi biết đến 1 người đàn anh Việt
Nam, Bùi Tường Phong. Sẽ không có ai trong các bạn, người đang đọc những dòng tôi viết, biết đến ông. Trong cuộc dời ngắn ngủi của ông (1942-1975), ông đã đi vào lịch sử nhân loại, khi ông là người góp phần rất lớn trong quá trình phát triển đồ họa máy tính, nhất là 3D! Với Phong shading, chất lượng và độ phân giải của ảnh phản chiếu (specular reflections) cải thiện đáng kể so với các phương pháp khác như Gouraud shading, flat shading. Một người Việt Nam như chúng ta, thầm lặng lao động, để rồi thành quả đạt được của ông, giúp ích cho cả thế giới. Đáng buồn thay, người ông được tôn vinh như vị anh hùng, được nhắc đến trong sách vở đại học, và người nhớ đến ông lại là những người ở đâu khác. Với chúng ta, 3D chỉ là “Thiên Long bát bộ” hay “Cửu long tranh bá”…
Tôi biết đến ông, và bất chợt nhận ra niềm tự hào dân tộc. Cũng hiểu ra rằng những điều thiêng liêng như thế đâu thể nói bằng lời. Tâm hồn khi chạm đúng tầng suất sẽ rung lên để cảm nhận.

Niền tự hào dân tộc, dù nghe hoa hòe thế, lại không phải để chưng, mà phải để phục vụ cho dân tộc! Bác Hồ đã nói rằng: “Nước Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu.” Bác nói đúng quá! Và ai cũng thấy vậy. Nhưng tiếc là ít ai chịu nghe vậy hết! Lời của Bác nói cách đây cả mấy chục năm, nói với thế hệ nào đó trước thế hệ tôi rất xa. Nhưng rồi cái duy nhất truyền nhau không phải hành động mà chỉ là lời của Bác. Một thế hệ dõng dạc tuyên bố “…là nhờ công học tập của các em!” rồi hết, xong luôn bổn phận. Thế hệ tiếp nhận lời nói đó lại “truyền” cho đàn em “là nhờ công…của các em!” .Cứ “của các em” mãi mà chẳng thấy “của tôi” đâu cả. Đùn đẩy nhau thì chẳng ai sẽ cố gắng.

Đã là lúc mọi thứ phải thay đổi. Vận mệnh đất nước là bổn phận của chính chúng ta!

- Do you proud that you are Vietnamese?

- I do! We have Vietnamese powers, and we are fighting for the pride of the country. 

Comments

Popular posts from this blog

How Many Words in This List That You Know?

How are you doing on your readings in general and more specifically in developing your vocabularies? Recently I started reading a book for my Finance class called The End of Wall Street by Roger Lowenstein. In the very first chapter of the book – a short 6-page prologue, there were many words that I did not know, and I am listing them here: destitute somnolent bulwark scrutinize (to) prick quiescent laudatory salient fervent (adj) frothy parlance umbilical (cord) placate carnage plenitude opiate dictum stupendous I was so surprised to see so many new words in such a small amount of pages! How is this Roger Lowenstein guy? You would think that while reading a finance book, the only words you would stumble upon are technical terms or lingos. Or maybe I am just bad. How many words in the list above that you already know?

Fei's Mooncakes

Fei is a Chinese guy at work who is socially awkward. He does not hang out with others, nor does he talk to anyone beyond “Good morning” and “How are you.” It’s not that Fei doesn’t want to: he’s unable to. But he would bring food to us as gifts – Chinese cakes, Chinese candies, Chinese snacks – for Lunar New Years and other Chinese festivals. That’s what people do in Asia as a way to maintain relationships. A social obligation. The Mid-Autumn Festival is near. No one at work besides me, another Asian, knows about this festival. Fei brings mooncakes, a type of round-shaped pastries, to work and gives each of us a box. The packaging looks gorgeous: a red square box with gold patterns depicting a lady dancing next to the moon. Inside is eight round pastries, about two inches in diameter. “Thank you very much!”, I say, as Fei hands me a box. Every day since, Fei comes over to my office and asks if I have tried the mooncakes. I have not, but I will soon, I tell him, feeling slightly guilty

Đường Của Tôi

  Hẹn một ngày thời cấp Hai nông nổi Bỏ ngây thơ, tôi góp mặt cho đời Đây là lúc mải chơi game, không học Tôi phó mặc, kệ thứ hạng hư không. Bạn Đường à, sao ngồi bên tôi vậy? Sao nói chuyện luyến thoắng mãi không thôi? Làm kiểm tra sao bạn che tay lại? Tại sao bạn chạm ngỡ ngàng tim tôi? Và tôi chợt nhận ra đời quá đẹp Thơ: nắng đọng; câu hát: sự ru êm Nhận ra đời dành cho ta hy vọng Nhận ra lòng tự nhiên chọn yêu em. Lễ tốt nghiệp trong một chiều mưa rơi Nỗi niềm kia mặc nhiên chưa nói được Đường của tôi không cùng tôi chung bước Mảnh chân tình không trọn vẹn, buông lơi. Ngày hối hả, bao ngả cuộc đời trôi Đường gặp tôi, rồi thôi, câu giã biệt Giã biệt đường đi tôi mải miết Bởi mưa chiều nay đã tạnh, em ơi!